Cách bảo dưỡng bảo trì điều hòa carrier 12000btu 1 chiều tại nhà

Hotline

0976 125 181

Trả góp 0%
Sản phẩm mới nhất
Điều hoà âm trần cassette Toshiba 36000 btu 1 chiều
Model: RAV-360USP-V / RAV360AS8-V
Công suất 36000 BTU
29.500.000 VNĐ
29.900.000 VNĐ
Điều hoà âm trần cassette Toshiba 24000 btu 1 chiều nhập khẩu Thái Lan
Model: RAV-240USP-V / RAV-240ASP-V
Công suất 24000 BTU
26.300.000 VNĐ
27.500.000 VNĐ
điều hoà Casper 18000 btu 1 chiều inverter model mới nhất nhập khẩu Thái Lan
Model: TC18IS36
Công suất 18000 BTU
98.500.000 VNĐ
10.600.000 VNĐ
Điều hòa Casper 9000 btu 1 chiều inverter mới nhất
Model: QC-09IS36
Công suất 9000 BTU
5.450.000 VNĐ
5.900.000 VNĐ
Điều hòa Casper 12000 btu 1 chiều inverter cao cấp mới nhất
Model: QC-12IS36
Công suất 12000 BTU
6.500.000 VNĐ
6.900.000 VNĐ
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Cách bảo dưỡng bảo trì điều hòa carrier 12000btu 1 chiều tại nhà
Cách bảo dưỡng bảo trì điều hòa carrier 12000btu 1 chiều tại nhà
Sau một thời gian sử dụng. bạn cần vệ sinh, bảo dưỡng lại điều hòa carrier 12000btu 1 chiều để tránh gây hư hỏng. Điều này vừa tiết kiệm chi phí (vì “phòng bệnh hơn chữa bệnh”), vừa đảm bảo điều hòa hoạt động lâu bền. 

Tại sao phải vệ sinh điều hòa nhiệt độ?

Nếu bạn không vệ sinh điều hòa carrier 12000btu 1 chiều thường xuyên sẽ gây nên một số hậu quả sau:
 

♦ Công suất làm lạnh giảm, hơi lạnh tỏa ra yếu

♦ Cục nóng giải nhiệt (outdoor unit) kém, gây hư hỏng nặng. Điều này là tối kị của điều hòa.

♦ Cục lạnh trong nhà (Indoor unit) không trao đổi nhiệt được dẫn đến nhiệt độ quá lạnh làm nước ngưng tụ nhiều, chảy ra ngoài máng hứng nước của máy.

Do đó, đối với hộ gia đình nên vệ sinh điều hòa carrier 12000btu 1 chiều 3 - 4 tháng/lần . Đối với văn phòng thì 2 - 3 tháng/lần.
 

Dụng cụ cần chuẩn bị để tự vệ sinh điều hòa tại nhà

Một số dụng cụ cần thiết, cần chuẩn bị để tự vệ sinh điều hòa carrier 12000btu 1 chiều
 

♦ Bơm tăng áp là máy bơm nước với áp suất cao dùng để xịt rửa các khe kim loại trên giàn nóng, giàn lạnh. Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần cắm một đầu vòi vào chậu nước còn đầu kia bấm nút để xịt nước. Nếu không có bơm tăng áp, bạn cũng có thể sử dụng bình xịt kính, bình tưới cây với chức năng tương tự

♦ Để hứng nước bẩn trong quá trình rửa giàn lạnh trong nhà, bạn có thể dùng một túi ni lông lớn hoặc chế áo mưa thành túi ni lông

♦ Tuốc-nơ-vít để tháo các ốc vít trên giàn lạnh.

♦ Nếu máy không quá bẩn.chỉ cần dùng nước sạch để rửa mà không cần pha thêm bất cứ dung dịch tẩy rửa nào.

♦ Nước rửa chén/ chất tẩy tương tự để lau chùi lớp vỏ nhựa điều hòa.

Quy trình vệ sinh điều hòa carrier 12000btu 1 chiều

 

Lau rửa mặt nạ lọc trong dàn lạnh

Đầu tiên, bạn nhấc mặt trước của điều hòa lên cao hơn chiều ngang và kéo ra. Sau đó, dùng một miếng bọt biển thấm nước rửa bát rồi lau rửa nhẹ nhàng. Cuối cùng, bạn lau khô phần mặt nạ, phơi trong bóng râm rồi lắp vào máy. 

Cọ rửa lưới lọc không khí 

Tháo mặt trước của dàn lạnh rồi rút lưới ra. Sau đó, phun nước để rửa sạch lưới lọc. Không dùng nước nóng trên 40 độ C để lảm sạch lưới lọc vì lưới này làm từ chất liệu nilong. Khi phun nước cần phun mặt phải để những bụi bẩn rơi ra từ mặt trái của lưới lọc. Lưu ý, nên để khô lưới trước khi lắp vào điều hòa. Trung bình nên rửa sạch lưới lọc không khí 2 tuần 1 lần.

Vệ sinh dàn lạnh

Dùng giẻ sạch/ túi nilon che kín phần bo mạch dàn lạnh để tránh các tia nước bắn vào. Đồng thời  treo máng tôn hoặc võng vải nilon ở phía dưới để hứng nước.
Tiếp đó, dùng bơm tăng áp hoặc bình xịt, xịt nước vào các khe kim loại trên dàn lạnh một cách từ từ. Công việc này cần sự khéo léo nên bạn cần cẩn thận khi thao tác để không xịt vào thiết bị khác. 
Vệ sinh dàn nóng (cây ngoài trời)
Dùng vòi nước hoặc bình xịt nước xịt vào khe giữa các lá kim loại. Trong quá trình xịt rửa, cần cẩn thận, tránh tối đa việc làm dàn nóng bị móp biến dạng. 
 
Sau khi hoàn tất phần xịt rửa giàn lạnh, giàn nóng, các tấm lọc bụi, phần vỏ nhựa, bạn hãy tiến hành lắp lại điều hòa và để khoảng 30 phút cho thiết bị khô. Bật lại điều hòa và kiểm tra hoạt động.

Những lưu ý cần nhớ khi vệ sinh máy điều hòa

♦ Trước khi vệ sinh cần tắt điều hòa, ngắt điện để đảm bảo an toàn.

♦ Nên dùng giẻ sạch/túi nilon che kín phần bo mạch. Tuyệt đối không được để nước bắn vào và làm ướt bo mạch điện tử của máy lạnh (nằm ở phía trên máy nén). 

♦ Nên vệ sinh lưới lọc thường xuyên 2 tuần/1 lần.  Rửa dàn nóng, dàn lạnh định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/ 1 lần.

♦ Tránh tối đa việc làm giàn nóng bị biến dạng, vừa mất thẩm mỹ, vừa gây hại máy

 
Xem thêm
 
 
Admin
CSKH
02436463453
Kd Online
0985235136
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
Ms THƯƠNG
HỖ TRỢ CSKH 1
HỖ TRỢ CSKH 2